Tìm hiểu Kiến trúc thượng tầng là gì?

Mỗi hình thái kinh tế xã hội đều có cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng đặc trưng. Trong quá trình tìm hiểu về các hình thái kinh tế xã hội, chắc hẳn các bạn sẽ gặp những khái niệm cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng. Trong bài viết này, chúng mình cùng đi tìm hiểu kiến trúc thượng tầng là gì? nhé. 

Kiến trúc thượng tầng là gì?

Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử do Karl Marx và Ph. Ăngghen đưa ra, kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm, tư tưởng xã hội, những thiết chế tương ứng và những quan hệ nội tại của chúng được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định. 

kiến trúc thượng tầng là gì

Bởi vậy, kiến trúc thượng tầng là những hiện tượng xã hội biểu hiện đời sống tinh thần xã hội, là bộ mặt tinh thần tư tưởng của hình thái kinh tế – xã hội. Kiến trúc thượng tầng có vai trò rất quan trọng cùng các bộ phận khác hợp thành cơ cấu hoàn chỉnh của hình thái kinh tế – xã hội. 

Đặc điểm và tính chất của kiến trúc thượng tầng là gì?

Kiến trúc thượng tầng bao gồm các thành tố sau đây: 

  • Hệ thống các hình thái ý thức xã hội: hình thái ý thức chính trị, triết học, pháp quyền, đạo đức, tôn giáo…
  • Các thiết chế chính trị – xã hội tương ứng gồm nhà nước (bao gồm quốc hội, chính phủ, công an, toàn án,…), giáo hội, đảng phái và những đoàn thể xã hội khác.

 Mỗi yếu tố của kiến trúc thượng tầng đều được ra đời với những đặc điểm và vai trò riêng, có quy luật vận động phát triển riêng. Nhưng chúng liên hệ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau trên cơ sở hạ tầng, phản ánh cơ sở hạ tầng và nhà nước là yếu tố có quyền lực mạnh mẽ nhất. Mỗi yếu tố khác nhau thì có quan hệ khác nhau với cơ sở hạ tầng. Các yếu tố có quan hệ trực tiếp với cơ sở hạ tầng như là chính trị, pháp luật, còn các yếu tố có quan hệ gián tiếp với cơ sở hạ tầng là tôn giáo, triết học, nghệ thuật.

Kiến trúc thượng tầng của xã hội có đối kháng mang tính giai cấp sâu sắc, biểu hiện ở sự đối lập về các quan điểm, tư tưởng và các cuộc đấu tranh về tư tưởng của các giai cấp đối kháng. Với vai trò quan trọng và quyền lực mạnh mẽ nhất, nhà nước là tiêu biểu cho chế độ chính trị của một xã hội nhất định. Nhờ có nhà nước, mà giai cấp thống trị thực hiện được sự thống trị của nó đối với mọi mặt đời sống xã hội, tư tưởng của giai cấp thống trị trở thành tư tưởng thống trị của toàn xã hội.

Trong thời kì quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản, vẫn còn tồn tại những tàn dư tư tưởng thống trị của giai cấp bóc lột trong kiến trúc thượng tầng. Bởi vậy, trong kiến trúc thượng tầng của các nước xã hội chủ nghĩa thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa cộng sản vẫn còn sự đấu tranh tư tưởng giữa tư tưởng xã hội chủ nghĩa và tàn dư của những tư tưởng khác. Chỉ khi đến chủ nghĩa cộng sản, sự đấu tranh này mới kết thúc, tính giai cấp của giai cấp thống trị mới được loại bỏ.

Liên hệ kiến trúc thượng tầng ở Việt Nam

Về xây dựng kiến trúc thượng tầng ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định: 

Lấy chủ nghĩa Mac – Lênin và tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, làm kim chỉ nam cho mọi hành động của toàn đảng, toàn dân ta. Nội dung cốt lõi của chủ nghĩa Mac – Lênin và tư tưởng chủ tịch Hồ Chí Minh là tư tưởng về sự giải phóng của con người. Bởi thế, việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chính Minh trở thành tư tưởng chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân là việc làm thường xuyên, liên tục trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. 

kiến trúc thượng tầng là gì

Xây dựng hệ thống chính trị xã hội mang bản chất của giai cấp công nhân, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, đảm bảo cho nhân dân làm chủ xã hội. Trong cương lĩnh xây dựng đất nước thời kì quá độ, Đảng chỉ rõ: “Xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, do dân, vì dân, liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng Cộng sản lãnh đạo.”  Các bộ máy, tổ chức thuộc hệ thống chính trị như Đảng Cộng sản, Quốc hội, Chính phủ, quân đội, công an, tòa án, ngân hàng… tồn tại để phục vụ nhân dân, thực hiện được phương châm mọi lợi ích, quyền lực đều thuộc về nhân dân. 

Mỗi một bước phát triển của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là một bước giải quyết mâu thuẫn giữa chúng. Trong suốt thời kì quá độ sẽ diễn ra việc phát triển, củng cố cơ sở hạ tầng từ đó điều chỉnh, củng cố kiến trúc thượng tầng. 

Các bộ máy, tổ chức thuộc hệ thống chính trị như Đảng Cộng sản, Quốc hội, Chính phủ, quân đội, công an, tòa án, ngân hàng… tồn tại để phục vụ nhân dân, thực hiện được phương châm mọi lợi ích, quyền lực đều thuộc về nhân dân.

Trong quá trình phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cần phải vận dụng triệt để mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.

Kết luận

Vậy là chúng mình đã cùng tìm hiểu những kiến thức liên quan đến câu hỏi kiến trúc thượng tầng là gì? Mong rằng với những kiến thức trên, mình giúp các bạn giải đáp phần nào những thắc mắc của bản thân. Chúc các bạn học  thêm được nhiều kiến thức thú vị.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *