Gần đây, nuôi cá trong bể xi măng đã được rất nhiều gia đình và hộ kinh doanh áp dụng vì nó có khả năng nâng cao năng suất một các tối đa. Tuy áp dụng phương pháp này sẽ phức tạp và so với cá nuôi ngoài ao, hồ thông thường, cá sẽ phát triển chậm hơn nhưng bù lại, người chăn nuôi có thể chủ động kiểm soát được môi trường sống, thức ăn và bệnh dịch, hạn chế được những tác động của ngoại cảnh và giúp tiết kiệm nhiều diện tích.
Vậy khi áp dụng kỹ thuật tiên tiến này trong chăn nuôi cần chú ý những điều gì. Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu tới mọi người những điều cần lưu ý khi bắt đầu nuôi cá trong bể xi măng theo công nghệ mới, giúp bà con chọn được một phương thức hiệu quả nhất, tăng năng xuất chăn nuôi.
Giống có thể áp dụng nuôi cá trong bể xi măng theo công nghệ mới
Khi lựa chọn giống để áp dụng nuôi cá trong bể xi măng theo công nghệ mới, thường bà con sẽ chọn những giống cá ăn tạp, sức đề kháng tốt như cá rô phi, cá lóc và cá rô đồng.
Tuy nhiên, trong thực tế, bạn có thể áp dụng nuôi cá trong bể xi măng theo công nghệ mới với rất nhiều loại cá khác nhau. Có thể nói là hầu hết loại cá nước ngọt nào cũng có thể áp dụng kỹ thuật này: cá chép, cá diêu hồng, cá trê, cá chim, cá lăng,….
Chỉ cần bà con áp dụng đúng những phương pháp kỹ thuật thì việc nuôi cá trong bể xi măng theo công nghệ mới này sẽ giúp bà con rất nhiều trong quá trình chăn nuôi và thu hoạch.
Những điều cần lưu ý khi áp dụng kỹ thuật nuôi cá trong bể xi măng theo công nghệ mới
Tùy vào giống cá mà bà con muốn chăn nuôi sẽ có những kỹ thuật nuôi khác nhau nhưng hầu hết nó sẽ có những điểm chung trong kỹ thuật nuôi cá trong bể xi măng theo công nghệ mới về các mặt như sau:
Chuẩn bị bể nuôi
Thông thường, bể xi măng nuôi cá đều được thiết kế là hình chữ nhật, với kích thước từ 15-20 mét vuông, chiều sâu dao động từ 1-1,5 mét. Bà con thường thắc mắc tại sao không xây những bể nhỏ hơn? Câu trả lời là nếu đủ không gian để hoạt động và nhiệt độ được duy trì thì cá sẽ ổn định và ít mắc bệnh hơn.
Dưới đáy bể, bà con nên lót một lớp cát dày. Điều này vừa tạo môi trường lót đệm cho cá và cũng để tránh cá trong khi bơi lội không bị va đập vào thành xi măng. Thêm nữa, bạn nên quây lưới quanh bề để tránh cá khi ăn nhảy ra ngoài. Phía trên bể nên được thiết kế mái che. Bạn có thể chọn mái lá hoặc mái xi măng để giảm thiểu các tác động của ngoại cảnh như mưa, nắng, gió rét,… Độ dốc của bể cần phải có để khi xả nước có thể tạo vòng xoáy, cuốn các chất bẩn ra khỏi bể.
Xử lý bể trước khi bắt đầu thả cá
Điều quan trọng bà con cần lưu ý trước khi tiến hành nuôi cá là cần xử lý bể. Vì nếu vẫn để lớp váng xi măng bám trên bề mặt sẽ làm ảnh hưởng xấu tới hô hấp của cá. Bà con có thể dùng cây chuối để xử lý bể một cách hiệu quả. Thân chuối băm nhỏ và bỏ cùng lá chuối vào bể từ 4-5 ngày trước khi thả. Cây chuối sẽ hút mùi xi măng và kiềm. Sau khi để đủ thời gian thì vớt ra và xa nước lại, ngâm thêm 2 ngày nữa là bể sẽ đạt tiêu chuẩn áp dụng nuôi cá trong bể xi măng theo công nghệ mới.
Nếu bà con sử dụng lại bể cũ thì phải dọn sạch các lớp rong rêu và ngâm nước vài ngày trước khi bắt đầu thả cá.
Xử lý nguồn nước
Nếu sử dụng nước sinh hoạt bình thường, bà con có thể thả cá trực tiếp. Nếu nguồn nước chưa qua xử lý thì cần phải sát trùng bằng Avaxide 1cc/m3. 2 ngày tiếp theo dùng Yucca- zeobio và muối hột tiếp tục khử khuẩn.
Thả giống
Cần lưu ý mua nguồn giống tại những cơ sở uy tín, chất lượng. Với từng loại cá, bà con nên chọn mật độ thả phù hợp. Lưu ý thêm thời gian thả cá, tránh thả vào những khi thời tiết xấu làm ảnh hưởng đến chất lượng cá giống.
Thức ăn và cách chăm sóc cá
Bà con cần lưu ý sử dụng những nguồn dinh dưỡng thích hợp để bổ sung cho cá. Cần căn cứ vào những đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cá để chọn loại thức ăn phù hợp. Cần theo dõi lượng thức ăn và độ trong của bể nước để xử lý khi có sự cố xảy ra. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc cá ăn nhiều hay ít thường là nhiệt độ nước, chất lượng thức ăn,… Bà con có thể thêm thức ăn cho cá từ những loại như khô dầu, cám đậu nành, cám gạo,… Khi cá nhỏ, bà con nên trang bị thêm những máng ăn bằng vỉ tre, để sâu khoảng 5-10cm từ mặt nước để dễ quan sát.
Bà con nên thay nước cho cá thường xuyên để đảm bảo môi trường sống của cá. Khi cá gần được thu hoạch nên thay đều đặn 2 lần/ngày.
Phòng bệnh
Quan trọng nhất vẫn là vấn đề môi trường sinh sống của cá, bà con cần vệ sinh đúng cách và thường xuyên để kỹ thuật nuôi cá trong bể xi măng theo công nghệ mới đạt hiệu quả cao. Đặc biệt, bà con nên tẩy giun, sán và cho cá uống kháng sinh nếu thấy có hiện tượng xấu xảy ra.
Chúng tôi mong rằng những thông tin trên có thể giúp ích cho bà con khi tìm hiểu về kỹ thuật nuôi cá trong bể xi măng theo công nghệ mới. Chúc bà con một mùa bội thu.