Hiện nay, thú chơi cá cảnh rất được ưa chuộng, đặc biệt là loài cá chép cảnh. Nhiều người đã lựa chọn bể xi măng là nơi sinh sống cho các chú cá chép cảnh này. Việc nuôi cá chép trong bể xi măng vừa sạch sẽ, các chú cá có không gian rộng hơn để bơi lội nên dễ chăm sóc hơn. Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về kỹ thuật nuôi cá chép cảnh trong bể xi măng từ khâu chuẩn bị đến khi chăm sóc và thả nuôi cá.
Đặc điểm của loài cá chép
Chắc nhiều người không còn xa lạ với hình ảnh cá chép trong văn hóa Việt xưa và nay. Đây là loài cá có kích thước trung bình, thân cá dài và dẹp. Cá chép có miệng rộng, đầu thuôn, hai hàm phát triển không được đều nên hàm dưới dài hơn hàn trên, môi dưới bị trề.
Cá chép có 2 cặp râu, cặp râu mọc từ hàm có chiều dài lớn hơn cặp râu dưới miệng. Mắt cá chép lồi, có kích thước vừa phải và nằm lệch về phía 2 bên đầu.
Viền lưng cá khá cong, thường có viền màu xanh đen còn phần bụng có màu trắng bạc. Vây cá chép có màu vàng cam và màng mang rộng. Trải khắp thân cá là nhiều vảy hình tròn có kích thước lớn và rất cứng.
Cá chép rất đặc biệt, chúng không có dạ dày, thức ăn khi vào cơ thể sẽ được tiêu hóa ngay trong ruột.
Loài cá này sống thành đàn, trung bình một đàn có khoảng 5 con. Nếu quan sát thường xuyên bạn sẽ thấy chúng lớn rất nhanh.
Những ưu điểm khi nuôi cá chép trong bể xi măng
Chúng ta thường thấy, các loài cá sẽ được nuôi ở ao hồ, sông hoặc trong các bể kính đối với cá cảnh. Mô hình nuôi cá chép trong bể xi măng mới xuất hiện gần đây rất hot, nên nhiều người chuyển sang sử dụng loại bể này rất tiện dụng và có nhiều ưu điểm. Có thể kể đến một số ưu điểm sau khi nuôi cá chép trong bể xi măng:
- Sử dụng bể xi măng trong thả nuôi cá chép giúp quá trình chăn nuôi chăm sóc cá sẽ dễ dàng và tiện lợi.
- Việc kiểm soát số lượng cá chép trong bể trở nên dễ dàng, tránh được tình trạng thất thoát xảy ra.
- Không gian cho cá chép bơi lội được mở rộng, thông thoáng và có nhiều oxi.
- Việc nuôi cá chép trong bể xi măng giúp tiết kiệm chi phí, thông thường sau mỗi đợt nuôi sẽ phải dọn rửa và cải tạo bể nhưng đối với bể xi măng thì không cần cải tạo nhiều.
Kỹ thuật nuôi cá chép trong bể xi măng
Chuẩn bị bể xi măng để nuôi cá chép
Những ưu điểm kể trên của bể nuôi cá bằng xi măng đã tạo cảm hứng cho nhiều người, khách hàng ngày càng ưa chuộng mô hình này. Kỹ thuật xây dựng bể xi măng nuôi cá chép khá đơn giản. Vật liệu bao gồm gạch, xi măng và cát mịn. Bề mặt bể được tráng một lớp xi măng mịn và láng.
Nên xây bể cá nửa chìm nửa nổi để thuận tiện cho việc chăm sóc ca và cũng tiết kiệm chi phí hơn. Khi bắt đầu thả nuôi cá chép con chỉ nên xây thành bể cao khoảng 80cm để dễ dàng quan sát và chăm sóc cá. Còn khi đã đã đạt kích thước lớn hơn để cá có thể bơi lội thoải mái và đủ không gian chứa chúng.
Nuôi cá chép trong bể xi măng có thể trang trí thêm cho bể cá những không gian như hòn non bộ, vừa có tính thẩm mỹ cao vừa tránh nắng cho cá những ngày nắng to. Thêm vào đó là hệ thống vòi phun nước giúp tăng lượng oxy trong nước, tăng tính mát cho bể cá. Trang trí các loại đèn, dây trang trí, bèo và các loại rong rêu cho tổng thể bể cá thêm nổi bật.
Một phần không thể thiếu trong bể nuôi các đó là hệ thống vời thoát nước và vòi cung cấp nước cho bể để thường xuyên thay nước cho bể cá chép sạch sẽ và đảm bảo vệ sinh.
Nguồn nước dùng cho bể nuôi cá chép
Nguồn nước để nuôi cá chắc chắn phải là nguồn nước sạch, không được chứa tạp chất hay các chất độc hại sẽ là chết cá trong bể.
Đối với các gia đình sử dụng nước máy để nuôi cá nên khử clo trước khi thả cá vào vì trong nước máy chứa lượng lớn khí clo. Có 2 cách để khử clo trong nước: thứ nhất là xả nước và bể để sau 24 giờ, clo sẽ bay hơi lúc đó bạn có thể thả cá vào bể; cách thứ hai là sử dụng dung dịch khử clo, dung dịch này có thể dễ dàng mua được tại các cửa hàng cá.
Trong quá trình nuôi cá chép trong bể xi măng phải luôn để nước trong và sạch sẽ, thường xuyên thay nước cho bể và kết hợp với các dung dịch sát khuẩn để loại bỏ vi khuẩn có hại trong bể nuôi.
Nhiệt độ của bể xi măng nuôi cá chép
Cá chép thích hợp sống trong môi trường nước ngọt hoặc môi trường nước mặn nhẹ với nồng đò khoảng 5-6%. Để nuôi cá chép trong bể xi măng có thể hô hấp và duy trì sự sống tốt nhất nước trong bể phải duy trì trạng thái oxi ít nhất 2,5mg/lít. Nhiệt độ nước là khoảng 17-20 độ C.
Mong rằng bài viết trên đã cung cấp được cho quý vị những thông tin cần thiết để giải đáp những thắc mắc về xu hướng nuôi cá chép trong bể xi măng. Nếu đáp ứng được những yêu cầu như bài viết đã nêu việc chăm sóc những chú cá chép sẽ trở nên dễ dàng, chúng có môi trường lý tưởng để sinh sống và phát triển khỏe mạnh.